Kinh nghiệm đồng hồ
ĐỒNG HỒ MẠ VÀNG LÀ GÌ – CÁCH CHẮM SÓC ĐỒNG HỒ MẠ VÀNG SAO CHO BỀN LÂU VỚI ĐỒNG HỒ REPLICA
Đồng hồ mạ vàng không chỉ là một phương tiện để xem thời gian, mà còn đóng vai trò như một vật trang sức, giúp người đeo nổi bật hơn với những bộ trang phục từ thường ngày cho đến công sở, dạ tiệc. Trong ngành đồng hồ, bởi sắc ánh kim rất hấp dẫn của vàng, cũng như khả năng chống ăn mòn và chống xỉn màu đã làm cho loại kim loại vàng thành vật liệu xa xỉ được ứng dụng từ rất sớm cho vỏ đồng hồ, từ đồng hồ quả lắc, đồng hồ bỏ túi sớm nhất của thế kỷ 16 đến nhiều mẫu mã đồng hồ đeo tay ngày nay. Cùng Đồng Hồ Replica tìm hiểu nhé !
Đồng hồ Patek Philippe Nautilus
Hiện tại, khi công nghệ mạ đã được cải tiến hiện đại hơn với mức giá thành phải chăng hơn, những mẫu đồng hồ có vỏ sắc vàng trở thành một trong những kiểu đồng hồ rất được người dùng toàn cầu yêu thích bởi vẻ đẹp vương giả, quí phái khi lên tay người đeo. Phần lớn người dùng nghĩ công nghệ mạ vàng vỏ và dây đồng hồ là giống nhau, nhưng thực chất có 4 phương pháp tạo sắc vàng trong chế tác đồng hồ gồm: mạ tĩnh điện, mạ PVD, mạ phủ vàng và đúc vàng khối. Vậy giữa các phương thức mạ trên có gì khác nhau? Đồng hồ mạ vàng là gì? Tại sao vàng bị phai màu? Loại nào là bền màu? Chăm sóc đồng hồ mạ vàng sao cho bền màu? Trong bài viết này Tân Tân sẽ giải thích rõ cho các bạn nắm rõ.
1.ĐỒNG HỒ MẠ VÀNG LÀ GÌ?
Đồng hồ mạ vàng, dù dùng phương thức phủ sắc vàng hay đúc vàng thật nguyên khối, cũng là dạng tạo nên sắc vàng ánh kim rất đẹp cho vỏ đồng hồ. Ngày nay, với công nghệ mạ liên tục được cải tiến, nhà sản xuất không còn phụ thuộc vào loại vật liệu kim loại vàng quí hiếm để tạo màu cho vỏ đồng hồ, giúp làm giảm giá thành mẫu đồng hồ mạ vàng và mang sắc vàng quí phái lên tay nhiều người dùng hơn.
Đồng hồ đeo tay Rolex Day-Date
2.CÁC PHƯƠNG PHÁP MẠ VÀNG ĐỒNG HỒ PHỔ BIẾN
Phương pháp phủ vàng (Gold Plated)
Phủ vàng là phương thức trát một lớp vàng mỏng (khoảng 10 micron) lên bề mặt kim loại. Trước đây trong chế tác đồng hồ thường sử dụng phủ vàng vỏ đồng hồ để trát lớp bề mặt mạ khá dày, tạo nên giá trị rất đắt đỏ cho đồng hồ, nhưng lớp vàng dày này cũng dễ làm che phủ đi chi tiết trau chuốt trên mặt đồng hồ.
Đồng hồ Omega phủ vàng từ năm 1970
Với ưu thế về công nghệ sản xuất rẻ với độ bền cao như hiện nay thì phương thức phủ vàng này đã dần dần bị thay thế.
- Độ dày lớp mạ khoảng 100 micromet (≈0. 1mm) • Dễ bị trầy xước làm bong lớp mạ • Do lớp vàng dày nên lớp mạ thường làm mất đi độ sắc sảo của chi tiết trau chuốt nhỏ • Màu sắc bị xỉn ít và không bị đen
Phương pháp mạ điện Ion Plated (IP)
Phương pháp mạ điện là công nghệ tạo lớp phủ vàng mỏng bằng công nghệ điện phân. Trong quá trình điện phân, linh kiện cần mạ được gắn với cực âm (cathode), vàng được gắn với cực dương (anode) của nguồn điện trong dung dịch điện môi. Dưới tác dụng lực tĩnh điện, các phân tử kim loại mạ sẽ bị chuyển dời đến vật cần mạ và bám trên đó, hình thành lớp mạ vàng.
Quá trình mạ điện đồng hồ[/caption] Đây là phương thức mạ dễ sản xuất với chi phí thấp nên thường sử dụng cho các dòng đồng hồ thời trang giá rẻ.
Phương pháp mạ IP thường dùng trong các mẫu đồng hồ thời trang giá bình dân
Sắc vàng để mạ có thể sử dụng bằng kim loại vàng thật (làm tăng thêm giá trị sản phẩm) hay thay thế bằng kim loại rẻ hơn là đồng thau, đồng và các loại hợp kim đồng khác để mô phỏng theo vàng thật, làm giảm giá thành sản phẩm và tạo nên nhiều loại màu sắc thái vàng khác nhau. Tuy nhiên, phải nói thêm là ở một số cơ sở sản xuất không uy tín chuyên sản xuất đồng hồ giả cũng sử dụng phương pháp mạ kém chất lượng, sử dụng loại xi hóa không rõ chất liệu, không những khiến đồng hồ nhanh bong tróc, ố đen theo thời gian mà còn chứa chất độc hại cho da người dùng.
- Độ dày lớp mạ điện từ 5-80 micromet (0.005- 0.08mm) • Dễ bị trầy xước làm bong lớp mạ • Do lớp vàng dày nên lớp mạ thường làm mất đi độ sắc sảo của chi tiết nhỏ • Hao mòn dần theo thời gian • Màu sắc bị xỉn màu sậm theo thời gian (vì thế mạ IP thường dùng để mạ màu đen cho đồng hồ)
Phương pháp mạ lắng hơi chân không PVD
Phương pháp mạ lắng hơi chân không PVD (Physical vapor deposition) là phương pháp bay hơi lắng đọng vật lý được thực hiện dưới điệu kiện chân không (10-2 đến 10-4 Torr). Trong đó, vàng được bốc hơi trong chân không , môi trường chân không cho phép hơi vàng bay trực tiếp đến linh kiện cần mạ rồi ngưng tụ lại trạng thái rắn. đây là công nghệ tạo sắc vàng tiên tiến nhất và phổ biến nhất cho đồng hồ hiện nay, giúp đồng hồ có độ bền màu lên đến khoảng 10 năm.
đồng hồ Rolex Daytona Chế Tác Mặt Số Xà Cừ Vân Mây
Loại vàng có thể kết hợp một lớp chất các kim loại tạo ra màu sắc mong muốn. Ví dụ như kết hợp với ZrN cho màu vàng sáng, CrC cho màu xám hoặc tạo ra loại màu khác như vàng hồng, màu xanh nước biển… Mạ vàng PVD có 2 ưu điểm chính so với phương pháp truyền thống là chúng bền màu hơn và nước mạ óng ánh hơn, tạo vẻ đẹp thẩm mỹ bên ngoài sang trọng hơn là phương pháp phủ lớp mạ vàng thật, tuy nhiên về giá trị thật sẽ không bằng phương pháp phủ vàng thật hay vàng đúc khối. Trong phương pháp PVD, không chỉ có vàng được phủ lên linh kiện mà còn có cả lớp mạ lót, đó chính là điều cốt lõi đã tạo nên độ cứng cao và giữ màu vàng tuyệt vời của đồng hồ PVD vàng so với mạ điện.
Thành phần lớp mạ PVD trên vỏ đồng hồ
Vật liệu mạ lót sẽ tùy theo tông màu vàng, TiN (Titanium Nitride) cho vàng kim, TiCN (Titanium Carbon Nitride) cho vàng hồng. Cả hai hợp kim này đều không độc hại, được phép dùng trong cả lĩnh vực y tế nếu lớp phủ có độ dày dưới 5 micromet được cho phép.
-
- Độ dày lớp phủ từ 0.1-0.3 micromet (0.0001- 0.0003mm)
-
- Lớp mạ cứng, khó bị trầy xước
-
- Lớp mạ bám chắc, không bị bong tróc
-
- Lớp mạ cực mỏng nên vẫn giữ được độ sắc sảo của chi tiết nhỏ
-
- Phai dần theo thời gian nhưng không bị hao mòn
- Màu sắc có xỉn sau khi dùng lâu nhưng không bị đen
Đúc vàng khối (Solid Gold)
Là phương pháp đúc vàng khối theo khuôn của vỏ và dây đồng hồ, tạo nên giá trị rất cao cho đồng hồ, thậm chí tạo nên mức giá có thể cao hơn những chiếc xe hơi sang trọng. Do vàng nguyên chất (vàng 24k) rất mềm, không đủ độ cứng để làm vỏ đồng hồ nên các nhà sản xuất thường phải hòa trộn thêm các hợp chất phụ khác như kẽm, nicken, bạch kim, rhodium, đồng, bạc,… để gia tăng độ cứng cho vỏ vàng đúc. Có nhiều cách sử dụng loại vật liệu vàng để đúc vỏ đồng hồ, tùy vào thành phần vàng được sử dụng trong hợp chất mà ta có tất cả tổng cộng 4 loại vàng gồm: vàng 22k, vàng 18k, vàng 14k và vàng 10k với chữ k mang ý nghĩa “karat” chỉ thành phần vàng trong hợp chất.
Đồng Hồ Rolex Datejust 126233
Với độ cứng tốt, có giá trị cao và khả năng tạo nên nhiều loại sắc vàng linh hoạt nên vàng 18k(với 75% cấu trúc của vật liệu là vàng) là loại vàng được sử dụng phổ biến nhất trong ngành sản xuất đồng hồ. Mỗi hãng đồng hồ lại có chất liệu vàng 18k của riêng mình khác biệt nhau cả về màu sắc lẫn giá trị. Chính yếu tố 25% còn lại, sử dụng thành phần gì, được tôi luyện ra sao, là bí quyết tạo nên vẻ đẹp và những sắc màu khác nhau của vàng (vàng vàng, vàng hồng, vàng trắng). Loại vàng trắng thường bị dễ nhầm lẫn với chất liệu bạch kim (platinum) nhưng thực ra vàng trắng là loại vàng 18k với 25% còn lại là hợp chất Nickel, Paladi… tạo ra sắc trắng của vàng trắng.
Chất liệu vàng trắng – white gold ở đồng hồ Rolex Yatch Master
Cá biệt cũng có một số hãng cũng sử dụng vàng 22k hay 14k trong việc sản xuất một số mẫu đồng hồ đặc biệt.
-
- Tạo giá trị cao cấp và sự sang trọng cho đồng hồ
-
- Dễ bị móp méo khi làm rơi rớt hoặc khi chịu lực va đập
-
- Trọng lượng nặng, tạo cảm giác nặng tay khi đeo
- Màu sắc có xỉn màu sau khi dùng lâu nhưng không bị đen
Tại sao đồng hồ mạ vàng bị phai màu
Dù là mạ vàng thật hay mạ bằng các công nghệ tiên tiến nhất thì sắc vàng trên đồng hồ vẫn sẽ ít nhiều bị phai màu theo thời gian. Tuy nhiên nếu biết cách chăm sóc và tránh các tác nhân gây phai màu thì độ sáng và độ thẫm mỹ mẫu đồng hồ mạ vàng sẽ lâu dài hơn. Hai nguyên nhân chính gây ra sự phai màu của đồng hồ chính là nước và hóa chất. _ Đầu tiên là mồ hôi người đeo, nếu bạn là người hay ra mồ hôi, hay thường xuyên làm việc ở môi trường ẩm thấp sẽ nhanh làm xỉn màu lớp mạ, đặc biệt là với những người có lượng mồ hôi muối cao. _ Nước biển hay hồ bơi có chứa tính kiềm cũng sẽ mau làm xỉn màu đồng hồ, vì thế với những mẫu đồng hồ có mạ màu, dù là đồng hồ lặn, thì cũng nên hạn chế đi bơi lặn hoặc chọn mẫu mã vỏ thép trắng, và khi bơi sau nên rửa lại bằng nước sạch và lau khô. _ Nhiệt môi trường nóng với độ ẩm cao cũng tác động vào sự phai màu. _ Ngoài ra, các loại hóa chất như nước hoa, dầu thơm,… các chất tẩy rửa như xà phòng, dầu gội đầu, nước rửa chén, bột giặt,… nếu để tiếp xúc trực tiếp với đồng hồ mạ vàng mà không chùi rửa cũng sẽ nhanh làm phai màu đồng hồ.
3.CÁCH VỆ SINH, CHĂM SÓC ĐỒNG HỒ MẠ VÀNG ĐỂ LUÔN BỀN ĐẸP
Cách chăm sóc:
_ Tránh để đồng hồ mạ vàng tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất. _ Đối với đồng hồ bằng vàng 24k sẽ khó bị oxy hóa, tuy nhiên sau một thời gian đeo đã lâu có thể gây ra phản ứng oxy hóa nên khi thấy các vết ố xuất hiện trên bề mặt trang sức bạn nên làm sạch chúng bằng dung dịch kem đánh răng pha loãng. _ Không nên đeo đồng hồ mạ vàng khi tham gia hoạt động thể thao, bơi lội, và không đeo đồng hồ ở môi trường có nhiệt độ thay đổi đột ngột như khi đi xông hơi, spa. _ Hạn chế đeo đồng hồ mạ vàng, đặc biệt là đồng hồ vàng đúc, liên tục trong nhiều giờ và hàng ngày. Chỉ nên sử dụng chúng trong những dịp đặc biệt hoặc vào ngày lễ, tết hay những buổi tiệc quan trong nào đó, để đảm bảo độ vàng sáng của bạn được bền lâu. _ Khi không dùng tới nên bảo quản trong hộp có gói hút ẩm và tránh tiếp xúc nhiều với không khí.
Đồng Hồ Longines
Cách vệ sinh:
Bước 1: Lấy một lượng nhỏ kem đánh răng vào một chén nước, pha loãng. Kem đánh răng không những làm sạch, sáng đồng hồ, trang sức, loại bỏ các bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ trên đồ trang sức rất tốt mà không làm hao mòn chúng.
Bước 2: Dùng khăn mịn nhúng vào vắt khô hoặc dùng loại bàn chải đánh răng loại lông mềm mịn, quét hỗn hợp trên và chà nhẹ lên vỏ đồng hồ.
Bước 3: Rửa sạch lại với nước thường để loại bỏ các bụi bẩn còn xót lại.